Dùng vỏ cua làm nguyên liệu sản xuất Pin thân thiện với môi trường
Dùng vỏ cua làm nguyên liệu sản xuất Pin thân thiện với môi trường
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Maryland (Mỹ) đã tạo ra loại pin kẽm sử dụng chất điện phân có khả năng phân hủy sinh học từ một nguồn nguyên liệu quen thuộc, đó là… vỏ cua.
Chất điện phân đóng vai trò là môi trường để các ion di chuyển qua lại giữa điện cực dương (anode) và điện cực âm (cathode), thường được chế tạo ở dạng lỏng, bột hồ hoặc gel,… hay nhiều loại pin thậm chí còn dùng hóa chất dễ cháy hoặc ăn mòn cho chức năng này. Loại pin mới do nhóm của GS Hu phát triển có thể lưu trữ năng lượng từ các nguồn như gió và mặt trời trên quy mô lớn, tận dụng những ưu điểm của chất điện phân dạng gel được làm từ chitosan.
Giáo sư Liangbing Hu – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Vật liệu thuộc Đại học Maryland (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết “Chitosan là một dẫn xuất của chitin, loại vật liệu sinh học có nhiều trong thành tế bào nấm, xương ngoài của động vật giáp xác (cua, tôm), mực ống,… trong đó dồi dào nhất là giáp xác…. Kẽm trong vỏ Trái đất khá dồi dào, hoàn toàn có thể trở thành nguồn nguyên liệu tốt, rẻ và an toàn hơn Liti. Loại pin chứa kẽm và chitosan này đạt hiệu suất năng lượng lên đến 99,7% sau 1000 chu kỳ sạc xả, biến nó trở thành một lựa chọn khả thi cho mục đích lưu trữ năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, để hòa vào lưới điện.”
Với thuộc tính phân hủy sinh học dễ dàng sinh học của chitosan, chất điện phân trong loại pin mới này có thể được phân rã hoàn toàn trong 5 tháng, chỉ để lại thành phần kim loại (ở đây là kẽm thay vì chì hoặc lithium) cho việc tái chế.
Bắc Lãm (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị