Bất động sản 24h: Sốt đất liệu có quay trở lại?
Sốt đất liệu có quay trở lại?
Đó là khẳng định của ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam trong buổi tọa đàm mới đây.
“Sốt đất luôn diễn ra. Hết cơn sốt này sẽ hình thành cơn sốt khác theo nhịp thị trường”, ông Kiệt khẳng định.
Bởi, theo vị chuyên gia này, bản thân sốt đất là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên thị trường, ở các khu vực có xu hướng phát triển về hạ tầng, quy hoạch mới…
Theo ông Kiệt, sốt đất dựa trên việc đất đai bị đẩy giá cao so với thực tế trong khoảng thời gian ngắn; lượng mua bán diễn ra liên tục. Theo đó, trong tương lai, các cơn sốt này còn diễn ra, có thể không diễn ra ngay sau khi dịch được kiểm soát, nhưng sẽ âm ỉ và diễn ra sau đó.
Bản thân sốt đất là bất thường. Người được hưởng lợi trong các cơn sốt đất là nhà đầu cơ, nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đủ mạnh, thu gom hàng nhanh và ra hàng cũng nhanh; có khả năng kiểm soát được giá và giao dịch. Theo chuyên gia CBRE, họ cũng chính là đối tượng gây ra các cơn sốt đất, gần như chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu của cơn sốt; quyết định rất nhanh khi nào bước vào và rút ra. Còn người thiệt hại là những người đi sau, vào ăn theo, mua phải giá cao trong đỉnh sốt, nhưng đi qua cao trào, khó bán ra.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vì một Thủ đô phát triển xứng tầm: Cần tư duy mới trong quy hoạch và quản lý
“Thực tiễn cho thấy tư duy trong quy hoạch và quản lý phát triển ở những đô thị đặc biệt phức tạp như Hà Nội cần mang tính chiến lược thay vì toàn diện, linh hoạt thay vì cứng nhắc, mang tính hành động thay vì lý thuyết, tập trung vào quy trình thay vì sản phẩm, mang tính dài hạn thay vì nhiệm kỳ, tính đến toàn cầu hóa thay vì chỉ địa phương, hợp nhất liên ngành thay vì “mạnh ai nấy làm”…
Năm 2008, Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính, hợp nhất với tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Thủ đô mới có tổng diện tích tăng gấp 3,6 lần, lên mức hơn 3.344km2, trở thành 1 trong 17 thành phố có diện tích lớn nhất thế giới.
Sau mở rộng, đến ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch chung 1259).
Bản quy hoạch xác định mục tiêu: Xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản cuối năm 2012: Nhận diện những tín hiệu lạc quan trong bức tranh ảm đạm
Trong bối cảnh dịch vẫn đang căng thẳng, khó có thể trả lời được rằng bao giờ thị trường mới quay trở lại trạng thái phát triển bình thường. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan về sự hồi phục.
Thị trường bất động sản nửa đầu 2021 diễn ra tương đối gian nan khi liên tiếp gánh chịu những tác động của các đợt tái phát dịch bệnh Covid-19. Giới chuyên ra cho rằng, từ nay đến cuối năm, việc phục hồi của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ triển khai tiêm phòng vaccine. Mặc dù vậy vẫn có những tín hiệu khả quan ở các mảng thị trường. Reatimes đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, CBRE Việt Nam để nhận diện bức tranh của thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp ESG: Những tiêu chí khắt khe và bài toán hiệu quả
Mặc dù xu thế KCN xanh, bền vững, hay sinh thái đã được biết từ trước, nhưng nhu cầu chỉ thực sự mạnh và rõ ràng trong thời gian gần đây. Tuy vậy, vấn đề không hề đơn giản với các nhà đầu tư KCN ở bài toán hiệu quả.
Là một nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc khá nhiều vào FDI. Với xu hướng ESG (Môi trường, Xã hội, và Quản trị) đang được đẩy mạnh ở các nước phát triển, nhu cầu thuê khu công nghiệp đáp ứng được các tiêu chí này của các nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng nhanh trong thời gian tới.
Các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp dĩ nhiên cũng biết điều này, nhưng ai sẽ dám mạnh tay đầu tư khi phải cân nhắc bài toán hiệu quả?
Theo một nghiên cứu của Bloomberg Intelligence, giá trị tài sản đầu tư vào ESG trên toàn cầu sẽ đạt đến mức 53 ngàn tỷ USD vào năm 2025, tức là 1/3 tổng tài sản ủy thác đầu tư (AUM – Assets Under Management). Châu Âu là nơi tiên phong và hiện đang chiếm khoảng 50% giá trị này nhưng tốc độ đầu tư vào ESG đang được đẩy nhanh ở Mỹ, và sắp tới là châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Mà không chỉ giới đầu tư tài chính. Kể từ khi chính phủ của tổng thống Joe Biden nhậm chức thì Mỹ cũng đẩy mạnh các chính sách ủng hộ nền kinh tế xanh, cùng với các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới khác như ECB và BoJ, BoE.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mặt bằng bán lẻ lao dốc, “tay to” âm thầm vung tiền gom vị trí ở đất vàng
Việc nhiều mặt bằng trống tại TP.HCM là cơ hội để các nhãn hàng có tiềm lực tài chính mạnh gom những vị trí tốt như ý muốn mà trước đây họ chưa bao giờ chen chân được.
Theo dự báo, khoảng 170.000 m2 diện tích thương mại ra mắt năm nay. Tuy nhiên, cập nhật đến giữa năm nay, đại diện Savills cho biết dự kiến không có dự án nào thật sự tiềm năng đi vào vận hành vào cuối năm.
Các dự án đều bị trì hoãn tiến độ thi công hoặc trì hoãn ngày khai trương thêm vài năm mặc dù đã hoàn thành xây dựng. Trong đó, khoảng 80% tổng nguồn cung này dự kiến ở khu vực ngoài trung tâm. Đa số là loại hình khối đế bán lẻ bao gồm phần diện tích nằm ở tầng 1 và tầng 2 của các dự án văn phòng, căn hộ với phân bổ khách thuê hạn chế ngành hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây