Thăm ngôi nhà từng đón Bác Hồ ở và làm việc được xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia

Ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An có địa chỉ tại ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), nằm ngay bên đê sông Hồng là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23/8/1945 để ra mắt Quốc dân đồng bào, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 02 tháng 9 năm 1945.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Chiều 23/8 đến ngày 25/8/1945, từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ tại ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An, là cơ sở cách mạng thời kỳ 1941-1945 thuộc thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).

Tại đây, Người đã nghe báo cáo về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và bàn việc chuẩn bị ra mắt chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Thủ đô Hà Nội với các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng…

Ngày 24/11/1946, nhân dân xã Phú Thượng vinh dự đón Bác về thăm lần thứ hai. Sáng hôm đó, Bác thăm hỏi và dùng cơm với gia đình cụ An. Buổi chiều, Bác nói chuyện với cán bộ khu Lãng Bạc và chính quyền, đoàn thể thôn Phú Gia.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Di vật của di tích nhà cụ An không nhiều, tập trung chủ yếu tại ba gian giữa của nhà trưng bày. Ở gian chính giữa trên cùng ảnh Bác Hồ, hai bên là cờ Đảng, cờ tổ quốc, bên dưới là tủ chè, trên tủ chè bài trí một số di vật như bát hương, lọ hoa, lục bình…

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Di tích đã và đang được gia đình ông Công Ngọc Dũng là chắt nội của cụ An trông nom, hướng dẫn khách thăm quan hàng ngày, đồng thời gia đình cũng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động, nghi lễ phục vụ cho việc tưởng niệm tại đây và giữ gìn di tích do cha ông để lại.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Chiếc máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện Bác lưu lại đây, ngôi nhà được công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Chiếc gương và chậu nước rửa mặt bằng đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi nghỉ lại ngôi nhà.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng từ năm 1945 nay vẫn còn nguyên vẹn.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Trải qua 77 năm, di tích có giá trị về lịch sử cách mạng này đã trở thành địa chỉ đỏ, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Phòng trưng bày di vật của di tích nhà cụ An.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Năm 2019, ngôi nhà đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp thành phố với tên “Địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An”.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An.

tham ngoi nha tung don bac ho o va lam viec duoc xep hang di tich lich su quoc gia

“Đây không chỉ là niềm vui và niềm tự hào của chính bản thân ông mà còn là niềm tự hào của nhiều người dân địa phương, Việc công nhận di tích cấp quốc gia đối với nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đúng giá trị, ý nghĩa lịch sử của ngôi nhà”, ông Dũng chia sẻ.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích