Bất động sản 24h: Nhà đầu tư tay ngang ôm đất giá không tưởng, chấp nhận cắt lỗ, bán tháo
Nhà đầu tư tay ngang ôm đất giá không tưởng, chấp nhận cắt lỗ, bán tháo
Theo DKRA, thị trường xuất hiện một số nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy tài chính, chịu áp lực về lãi vay, họ chấp nhận cắt lỗ, giảm giá bán hoặc giảm một phần lợi nhuận để thu hồi dòng vốn
Theo báo cáo thị trường tháng 7 mới được công bố, DKRA Việt Nam cho biết sức cầu chung toàn thị trường đất nền giảm đáng kể.
Nguyên nhân là tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Đáng chú ý theo ghi nhận trong tháng 7, thị trường đất nền TP.HCM và các tỉnh giáp ranh không ghi nhận nguồn cung mới được mở bán trong tháng. Đây là lần đầu tiên thị trường thiếu vắng nguồn cung mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản vẫn là kênh trú ẩn vốn an toàn trong đại dịch
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có mức đăng ký thành lập mới tăng mạnh, tăng 44,8%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 831 doanh nghiệp, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Báo cáo các doanh nghiệp nhiều công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều công bố lợi nhuận quý II/2021 tương đối khả quan, bất chấp dịch bệnh.
CTCP Tập đoàn Novaland (NVL) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, ghi nhận hơn 2.014 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương mức tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ bán hàng chủ yếu được ghi nhận từ việc bàn giao các dự án như Saigon Royal, Aqua City, NovaHills Mui Ne, Victoria Village, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá nhà tăng mạnh ở các thành phố lớn bất chấp dịch Covid-19
Ngay từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản tại các tỉnh thành diễn ra sôi động, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM, giá nhà ở liên tục tăng mạnh bất chấp “làn sóng” Covid-19.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản công bố vào tháng 5/2021, hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ tại một số địa phương như Bình Phước, Hải Phòng, Đà Nẵng… đã được kiểm soát sau khi Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có các văn bản chỉ đạo kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn.
Bên cạnh giá đất nền “sốt” cục bộ được kiểm soát, Bộ Xây dựng cũng cho biết, giá căn hộ chung cư vẫn tăng bất chấp dịch bệnh. Thống kê giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân tại Hà Nội và TP.HCM tăng khoảng 5 – 10% so với quý IV/2020.
Tổng hợp số liệu từ các địa phương cho thấy, trong quý II, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng… có 29.949 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch bình quân tăng 18%, tức bằng so với quý trước và chỉ nhỉnh hơn khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2020.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội và bụi mịn
Một trong những “đặc sản” của Thủ đô vài năm trở lại đây là hình ảnh “màn sương mù” PM2.5 (bụi mịn) bao trùm toàn thành phố. Trong lòng Hà Nội nhưng không ít người cảm tưởng như đang đi giữa Sapa.
Ta quen gọi Sapa là thành phố sương mù, khi nơi đây bốn mùa đều bao phủ một màn sương dày đặc. Thế nhưng những năm gần đây, ngay giữa lòng Thủ đô, người dân Hà Nội lại thường xuyên được chứng kiến khung cảnh tương tự. Sự xuất hiện của “màn sương mù” này ngày càng nhiều với tần suất ngày càng cao, khiến không ít người dân cảm thấy hoang mang.
Vậy chuyện gì đang xảy ra với không khí Hà Nội?
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Mánh khóe” kiếm tiền của môi giới bất động sản
Dịch Covid-19 vẫn đang còn phức tạp, nhiều ngành nghề đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong số đó, hoạt động bất động sản cũng chịu thiệt hại không hề kém, đặc biệt là các nhân viên môi giới. Một số môi giới tiết lộ, trên thực tế những khó khăn mà họ gặp phải không thua kém gì các công nhân bị mất việc.
Chị Dương Thị Ngọc Ánh – nhân viên sàn bất động sản Quang Anh (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, dù dịch khó khăn nhưng vấn bám trụ với nghề. Hiện nay không ít môi giới vẫn dùng cách thức “lướt sóng qua tay” là mua từ chủ đất sau đó rao bán lại để ăn tiền chênh.
Ví như, với mảnh đất nền mua khoảng 2,1 tỷ đồng, khoảng vài môi giới góp tiền mua lại và rao bán với giá tầm 2,175 – 2,2 tỷ đồng. Với đất nền, môi giới bất động sản có thể ăn tiền chênh từ 50 – 100 triệu đồng/nền, với chung cư hoặc nhà đất, số tiền chênh có thể còn cao hơn.
Xem thông tin chi tiết tại đây