Làm gì để nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia?

logo-sam-ngoc-linh-nguyen-xuan-phuc-16597821839551699611455 (1)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: TTO. 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự hội thảo cùng các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sâm, các chuyên gia về phát triển thương hiệu, đại diện nhiều bộ ngành và các doanh nghiệp đồng hành như Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5, Công ty cổ phần Capella Group, Công ty TNHH Triết Minh.

Trong đó, thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 là 1 trong những đơn vị đầu tiên, tiên phong trong việc bảo vệ và nhân giống nguồn Gen gốc. Trải qua hơn 20 năm phát triển, từ những cây Sâm Ngọc Linh đầu tiên được tìm thấy, hiện nay Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 đã có hơn 600ha sâm Ngọc Linh trồng hoàn toàn tự nhiên dưới những tán rừng nguyên sinh nằm trên đỉnh Ngọc Linh có độ cao hơn 2000m so với mực nước biển.

logo-sam-ngoc-linh-ky-ket-1659782185492169675087
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Kon Tum ký kết biên bản hợp tác ghi nhớ vận động thành lập Hiệp hội Sâm Ngọc Linh Việt Nam. Ảnh: TTO. 

Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước “vấn nạn” sâm giả

Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay với những đặc tính vượt trội hơn hẳn sâm Hàn Quốc và sâm Mỹ… Sâm Ngọc Linh có hàm lượng thu suất toàn phần cao hơn gấp 3 lần nhân sâm Triều Tiên, gấp 2 lần nhân sâm Trung Quốc và nhân sâm Mỹ.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện vấn nạn sâm giả, đội lốt sâm Ngọc Linh diễn ra công khai, tràn lan khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng “thật giả lẫn lộn”; cùng với đó khiến uy tín “quốc bảo” sâm Ngọc Linh chính hiệu bị ảnh hưởng.

logo-sam-ngoc-linh-nguyen-an-16597822004538701192
Ông Nguyễn An – Giám đốc thương mại Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5. Ảnh: TTO.

Tại hội thảo, ông Nguyễn An – Giám đốc thương mại Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 – cho biết trong năm 2022 công ty sẽ xuất ra thị trường hơn 2 triệu cây sâm Ngọc Linh.

Ông nói thêm, thực trạng nạn sâm giả và đội lốt sâm Ngọc Linh đang ngày càng diễn ra tràn lan và công khai. Ngay tại Kon Tum, Quảng Nam- cái nôi sâm cũng vậy, một số doanh nhân mang cây sâm và hạt giống có nguồn gốc từ phía Bắc vào vùng chỉ dẫn trồng rồi nói là sâm Ngọc Linh. Những cây và củ đó giá trị thật chỉ có vài trăm nghìn đồng trên thị trường, nhưng khi được gắn mác đội lốt sâm Ngọc Linh thì giá trị đã tăng lên vài triệu, thậm chí bán với giá ngang với sâm Ngọc Linh.

Nguy hiểm hơn, có một số doanh nghiệp, một số nhà khoa học tại một số tỉnh đã công khai mang cây giống từ bên kia biên giới vào trồng rồi tuyên bố đã di thực và trồng thành công cây sâm Ngọc Linh theo hướng công nghệ cao của Hàn Quốc, còn tổ chức công khai hội thảo khoa học quốc tế về việc di thực thành công cây sâm Ngọc Linh. Cũng từ đây bắt đầu những clip, phóng sự quảng bá cho vườn sâm với mục đích cuối cùng là bán sâm.

“Chúng tôi đã đi thăm vườn sâm của họ. Thật sự chúng tôi không tin được khi cả một vườn nhìn là biết ngay không phải gốc sâm Ngọc Linh, mà là cây từ biên giới phía Bắc mang vào. Đã là nhà khoa học, họ biết cây đó xuất xứ từ đâu nhưng họ vẫn công khai làm như vậy, thật không thể tin được”, ông nói.

Tuoitre
Những củ sâm Ngọc Linh tươi trên 10 năm tuổi trồng tự nhiên của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 được giới thiệu tại triển lãm. Ảnh: TTO.

Ông An đề nghị các cơ quan quản lý chuyên môn đưa cây sâm Ngọc Linh vào danh mục cây được định giá như cây cà phê hay cây cao su, để doanh nghiệp, người dân được ghi nhận tài sản gắn liền với đất và có cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng thông qua tài sản là cây sâm Ngọc Linh gắn liền với đất.

“Đề nghị Nhà nước đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông vùng trồng sâm của cả Quảng Nam và Kon Tum nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển du lịch vườn sâm. Muốn nâng tầm sâm quốc gia cũng như di thực tới các vùng miền khác, trước tiên phải bảo vệ vùng sâm gốc, bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh”, ông An nhấn mạnh.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã khai trương các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh của các thương hiệu mạnh. Đặc biệt, thương hiệu Phở sâm Ngọc Linh K5 cũng đã nấu tại chỗ 200 tô phở bò để mời người dân thưởng thức.

Cần bảo vệ vùng sâm gốc

Theo ông An, muốn nâng nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia, cũng như di thực tới các vùng miền khác để trồng, đề nghị phải bảo vệ vùng sâm gốc, bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh.

68243013_10157551875354106_299368652279382016_n
Ông Trần Hoàn (bìa phải) – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 bên vườn sâm giống. 

Đồng thời, ông An cũng trăn trở đặt ra một số câu hỏi đề nghị các cơ quan chức năng tìm lời giải. Chẳng hạn, nếu cây giống sâm Ngọc Linh mang qua Đà Lạt hay Sa Pa trồng thì sâm đó có được gọi là cây sâm Ngọc Linh không? Vì chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh chỉ cấp cho 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Hiện tại các vùng trồng sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông đang là vùng “an toàn khu”, vì vậy không được kinh doanh du lịch và hạn chế người nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc quảng bá sâm Ngọc Linh thông qua các đoàn khách du lịch cũng như hợp tác với nước ngoài để nâng tầm và phát triển sâm Ngọc Linh.

Gần đây, sâm giống và cây sâm trưởng thành xuất hiện một số loại bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế cũng như mở rộng diện tích trồng sâm của cả người dân và doanh nghiệp. Vì vậy đề nghị các cơ quan chuyên môn lập đề án nghiên cứu chuyên sâu để định danh chính xác xem cây sâm bệnh gì, từ đó đưa ra quy trình và phương pháp xử lý bài bản và khoa học.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích