Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030

Phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030

Bình Hà –  Thứ tư, 17/08/2022 10:53 (GMT+7)

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2022 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Mục tiêu chung

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

– Nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

– Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá, xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản.

– Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng – lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

– Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) được triển khai hiệu quả, cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia.

– Hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô…) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; xây dựng và ban hành được ít nhất 02 kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ,

– 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản, từ 30 – 50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản được tập huấn phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản.

– Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kinh, duy trì mức tăng hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững.

– Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa: https://asin.com.vn/

Các dự án và nhiệm vụ ưu tiên

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

2. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

3. Chương trình điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể…) phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

4. Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý;

5. Tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản,

6. Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích);

7. Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ, áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong hoạt động thủy sản;

8. Đổi mới và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong các hoạt động thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản dưới hình thức hợp tác công tư;

9. Nghiên cứu và từng bước đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất thải tiên trong các hoạt động thủy sản, tiên

10. Xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sơ dữ liệu môi trường ngành thủy sản.

tm-img-alt
Ảnh minh họa: https://xulymoitruongsg.vn/

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thủy sản được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải đối với các cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản phù hợp với tính đặc thù của ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững;

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả các biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài thủy sản ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng ngư dân, chú trọng cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động thủy sản theo hướng xanh, sạch, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với nguồn lực của địa phương.

2. Tổ chức quy hoạch sử dụng đất dành cho xử lý môi trường từ các hoạt động thủy sản tại các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, các cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản tại địa phương, xây dựng các mô hình kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biển), mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản tại địa phương, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản tại địa bàn.

4. Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khác xây dựng cơ chế phòng ngừa, chủ động ứng phó sự cố môi trường hoạt động thủy sản có phạm vi liên tỉnh.

5. Căn cứ điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung của Đề án này vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

6. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích