9 tác hại ít biết của mì ăn liền

9 tác hại ít biết của mì ăn liền

Mì ăn liền là loại thực phẩm phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngoài tính tiện lợi và giá thành hợp lý, mì ăn liền còn có hương vị hấp dẫn đặc trưng. Tuy nhiên, tác hại của mì ăn liền thì không phải ai cũng biết.

Trang familyhealtharticles.blogspot.com đăng tải bài viết trong đó chỉ ra 9 tác hại của việc sử dụng mì ăn liền thường xuyên.

1. Mì ăn liền có chứa chất làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể

Theo familyhealtharticles.blogspot.com, mỳ ăn liền làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, tác động tiêu cực lên quá trình tiêu hóa.

Thậm chí, nếu bạn đang tiêu thụ mì ăn liền và sau đó ăn trái cây, cơ thể của bạn sẽ không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng của loại trái cây đó, thậm chí là sau vài giờ đồng hồ.

2. Mì ăn liền chứa chất gây ung thư

Theo các nghiên cứu, mì ăn liền được đóng gói với chất bảo quản, chất chống đông và các thành phần khác có thể gây ung thư. Ngoài ra, nó cũng được đóng gói trong cốc có chứa chất hoá dẻo và dioxin (chất gây ung thư) có thể ngấm vào mì sau khi được đổ nước nóng để nấu mì.

3. Gây sẩy thai

Phụ nữ có thai có nguy cơ bị sẩy thai cao nếu ăn mì, familyhealtharticles.blogspot.com cho hay.

4. Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

Tiêu thụ mì ăn liền trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể. Điều này là do sự tích tụ của chất độc như thuốc nhuộm thực phẩm, chất bảo quản và chất phụ gia trong mì. 

5. Mì ăn liền chứa làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể

Mì ăn liền chứa propylene glycol là chất chống đông nhằm ngăn chặn mì không bị khô bằng cách giữ lại độ ẩm. Nó có thể tích tụ trong tim, gan và thận và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

6. Phá vỡ hệ thống tiêu hóa

Mì ăn liền có thể phá vỡ hệ thống tiêu hóa. Vì thế, tiêu thụ nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến đầy hơi, táo bón.

7. Gây béo phì

Mì ăn liền là nguyên nhân chính gây béo phì vì sản phẩm này chứa rất nhiều chất béo và natri, khiến cơ thể bị tích nước.

 9-tac-hai-it-biet-cua-mi-an-lien-giadinhvietnam.com 2

Ảnh minh họa

8. Chứa nhiều bột ngọt

Bột ngọt được sử dụng để tăng cường hương vị trong mì ăn liền. Trong khi đó, khoảng 1-2% dân số trên thế giới bị dị ứng với bột ngọt. Nó gây cảm giác nóng trong ngực và mặt đỏ bừng, đau và nhức đầu.

9. Chứa chất làm tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và tổn thương thận

Mì ăn liền chứa rất nhiều natri. Ăn quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và tổn thương thận.

Ngoài ra, mì ăn liền được chứng minh có rất ít giá trị dinh dưỡng. Vì thế, cần hạn chế cho trẻ em ăn mì vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.

Bạn cũng có thể thích