5 nhân tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ chuỗi cung ứng

Ảnh: Wipro Digital
Ảnh: Wipro Digital

Covid-19 đã có những tác động làm tê liệt các chuỗi cung ứng trên toàn cầu dẫn đến sự biến động trong cung và cầu. Các doanh nghiệp đã phải nhanh chóng tìm những giải pháp mới để tránh bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng này. Tuy vậy những hậu quả của việc kinh doanh như thiệt hại về lợi nhuận, doanh thu, thị phần và niềm tin của người tiêu dùng vẫn khó có thể tránh khỏi. Để xây dựng khả năng phục hồi trong các hoạt động hàng ngày, doanh nghiệp nên sử dụng những mô hình, cấu trúc mới để đánh giá chuỗi cung ứng của họ và rủi ro của nhà cung cấp, từ đó có thể dễ dàng đưa ra những biện pháp đối phó cũng như phát triển lâu dài trong tương lai.

Hiện nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp để đối phó với đại dịch là tìm nguồn cung ứng toàn cầu mới, phát triển nhanh chóng trong công nghệ, hợp lý hóa nhà cung cấp và chuỗi cung ứng theo nhu cầu. Dẫu vậy, những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu nhận ra những mặt trái của việc thay đổi mô hình này, như khả năng hiển thị chuỗi cung ứng thấp hơn, quy trình có thể bị gián đoạn do rủi ro công nghệ, kết hợp và tận dung dữ liệu chưa tối ưu.

Trong một cuộc khảo sát toàn cầu gần đây, 93% doanh nghiệp được hỏi về kế hoạch nhằm tăng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng thì có đến 54% trong số đó tin rằng việc thay đổi mô hình, lập kế hoạch chuỗi cung ứng mới sau đại dịch là giải pháp tối ưu. Vậy 5 nhân tố giúp giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng

Để chủ động giảm thiểu rủi ro, các công ty phải giải quyết năm nhân tố chính: Thông minh rủi ro (Risk Intelligence), Định hướng rủi ro, Khả năng hiển thị, Tính linh hoạt và Hợp tác.

5 nhân tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro từ chuỗi cung ứng ảnh 1
Theo: Wipro Digital

Khung đánh giá chuỗi cung ứng

Tất cả các doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Để chuẩn bị cho vấn đề này, họ cần phải đánh giá đúng mức việc giảm thiểu rủi ro và từ đó đưa ra những chiến lược kế hoạch kinh doanh hợp lý. Việc đánh giá mức độ rủi ro, kết hợp cùng công nghệ AI còn có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra và đáp ứng với sự phức tạp đang dần phát triển của chuỗi cung ứng. Bằng cách áp dụng một khuôn khổ nhất quán, toàn diện để nghiên cứu, các doanh nghiệp có thể đánh giá chuỗi cung ứng của họ và đảm bảo rằng họ đang hoạt động tốt trên mọi lĩnh vực kinh doanh, nắm bắt tốt các cơ hội hiện hữu và cải thiện tầm nhìn của công ty trong tương lai.

Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng một nền tảng công nghệ do AI điều khiển, có thể kết hợp hàng triệu nguồn dữ liệu khác nhau và cung cấp tin tức, sự kiện theo thời gian thực. Công nghệ này có thể hỗ trợ doanh nghiệp tính điểm rủi ro cho mỗi nhà cung cấp mà họ hợp tác.

Như đã nói, vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng lớn trong cung và cầu, điều này cần được các doanh nghiệp phát hiện ra từ sớm để đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Những vấn đề này trước tiên nên được phân loại là tác động bên ngoài hay bên trong. Các ví dụ tác động từ bên ngoài bao gồm thiên tai, tai nạn và các hành động khủng bố. Các ví dụ được tác động nội bộ bao gồm đánh giá thị trường hoặc hệ thống / quy trình không chính xác (ví dụ: dự trữ quá mức trong dịp Giáng sinh hoặc đình công lao động).

Sau khi xác định được sự gián đoạn, tác động của chuỗi cung ứng đến từ đâu: nó có nằm trong nguồn cung ứng, hoạt động sản xuất, hậu cần, CNTT hay sự sẵn sàng của lực lượng lao động không? Cuối cùng và quan trọng nhất, sau khi tìm ra được lĩnh vực tác động đến chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần phải đánh giá và định lượng, từ đó thực hiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro và ứng phó phù hợp.

Tạo giá trị – Cơ hội để thích ứng

Bắt tay vào hành trình số hóa và phát triển một mô hình kinh doanh linh hoạt có thể giúp các doanh nghiệp gặt hái những lợi ích lâu dài như tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu, khách hàng. Việc sử dụng các công cụ phân tích ROI (tỉ suất hoàn vốn) như RiskMethods, các doanh nghiệp cũng có thể thấy trước kết quả dự báo ROI mỗi năm, từ đó đưa ra những kế hoạch tiết kiệm chi phí cho mỗi cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Ví dụ: một nhà sản xuất công nghệ cao hàng đầu đã triển khai một giải pháp sử dụng cấu trúc nhiều cấp để mở rộng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng của mình, từ đó đưa ra những kế hoạch đối phó cũng như chiến lược kinh doanh tùy thuộc vào tình trạng của chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động, phối hợp ứng phó với gián đoạn và đảm bảo mức doanh thu hơn 1 tỉ USD.

Kết luận

Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng có cần phải thực hiện các khoản đầu tư chuyển đổi tập trung vào khả năng phục hồi và tính liên tục của hoạt động kinh doanh bình thường mới, cũng như lường trước được các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Việc sử dụng một mô hình khung xác định, đánh giá hợp lý sẽ giúp định lượng, giảm thiểu rủi ro tối đa khi chuỗi cung ứng bị đứt đoạn. Ngoài ra, việc tận dụng các chương trình đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng bên thứ 3 kết hợp cùng công nghệ AI, các doanh nghiệp có thể đạt được những bước tiến lớn giúp bảo vệ lợi nhuận lâu dài và tăng giá trị của doanh nghiệp.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích