5 cơ quan nội tạng đang gặp vấn đề nếu thường xuyên mất ngủ ban đêm
5 cơ quan nội tạng đang gặp vấn đề nếu thường xuyên mất ngủ ban đêm
Nếu bạn hay trằn trọc, đêm mất ngủ, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang muốn cảnh báo rằng sức khỏe của bạn có thể đang có vấn đề nghiêm trọng.
Chia sẻ với Tiền Phong, Ths. Bs Nguyễn Thành Long – Chuyên gia tư vấn Tâm lý cho biết, khi có giấc ngủ không đạt được chất lượng, số lượng thì được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của các bệnh lý như Bệnh lý đa khoa: bệnh khớp, tim mạch, huyết áp, dạ dày…
Do bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ…
Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ không sâu giấc.
Đặc biệt là cơ quan nội tạng gặp vấn đề nghiêm trọng nếu mất ngủ thường xuyên và kéo dài ban đêm:
Ảnh minh họa
Do gan có vấn đề
Nguyên nhân thứ hai có thể liên quan đến gan. Việc thường xuyên cáu gắt, bực bội và không điều khiển được cảm xúc sẽ dễ làm gan hoạt động kém hơn. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Đôi khi về đêm còn gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ mà bạn nên chú ý.
Do tim có vấn đề
Nguyên nhân đầu tiên có thể liên quan đến tim mạch. Nếu bạn thức khuya và làm việc quá giờ trong thời gian dài thì rất dễ sinh ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, bồn chồn. Lúc này, chúng ta sẽ rất dễ bị thức giấc vào ban đêm, thậm chí tay chân còn lạnh toát, tức ngực, khó thở.
Lá lách và dạ dày có vấn đề
Mùa hè thời tiết nóng ẩm khiến dạ dày rất dễ bị tổn thương. Thấp khí tích tụ trong dạ dày và lá lách lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng tiêu hoá, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, trong môi trường nóng ẩm nhiệt độ cao, thực phẩm dễ bị vi khuẩn và virut tấn công làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ mắc bệnh dạ dày cấp tính.
Do vấn đề về thận
Thận có chức năng duy trì chuyển hoá nước và cân bằng động trong cơ thể. Nhưng khi nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến trạng thái thiếu nước và làm tăng gánh nặng cho thận.
Cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm chức năng lọc protein, muối vô cơ, glucose và làm một số chất lưu lại trong thận gây tổn thương tiểu cầu thận dẫn đến các bệnh đường huyết, huyết áp không ổn định, lượng kali trong máu bất thường dẫn đến sỏi thận…
Ảnh minh họa
Thận hoạt động kém sẽ dễ khiến bạn gặp ác mộng, thức liên tiếp nhiều đêm mà không thể ngủ sâu giấc được. Nếu duy trì điều này lâu sẽ rất dễ gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ. Lúc này, cần giảm bớt áp lực, thư giãn cơ thể để giải tỏa gánh nặng cho thận, từ đó sẽ giúp thận làm việc tốt để cải thiện giấc ngủ.
Do phổi có vấn đề
Khi phổi tích trữ nhiều độc tố thì bạn sẽ có nguy cơ bị ho nhiều, khó ngủ về đêm. Nguyên nhân có thể là do phổi bị tích tụ quá nhiều chất độc, lúc này chúng ta cần dành thời gian lọc sạch phổi để đào thải chất độc ra ngoài kịp thời. Nhờ đó thì sức khỏe của phổi và chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện.