5.174 ca mắc mới COVID-19, tổng số ca mắc trong ngày là 7.882

5.174 ca mắc mới COVID-19, tổng số ca mắc trong ngày là 7.882

Tối 26/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 5.174 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh 4.283 ca. Tổng số mắc trong ngày là 7.882 ca, 2.006 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Thông tin các ca mắc mới

Tính từ 6h đến 18h30 ngày 26/7 có 5.174 ca mắc mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 5.155 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.283), Bình Dương (326), Đồng Nai (134), Đồng Tháp (116), Hà Nội (81), Cần Thơ (36);

Đà Nẵng (34), Bình Thuận (25), Phú Yên (20), Bến Tre (18), Đắk Lắk (13), Trà Vinh (13), Vĩnh Phúc (10), Bình Định (8 ), Quảng Nam (8 ), Lâm Đồng (7), Ninh Thuận (7), Quảng Ngãi (4), Gia Lai (3), Bạc Liêu (2), Nghệ An (2), Tuyên Quang (1), Cà Mau (1), Hòa Bình (1), Đắk Nông (1), Huế (1) trong đó có 380 ca trong cộng đồng.

– Trong ngày 26/7 có 7.882 ca mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 7.859 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5997), Bình Dương (733), Đồng Nai 259), Tiền Giang (201), Đồng Tháp (135), Hà Nội (81), Đà Nẵng (61), Vĩnh Long 49), Bình Thuận (48), Phú Yên (46), Cần Thơ (43), Bến Tre (37), Đắk Lắk (29);

Bình Định (27), An Giang (25), Trà Vinh (13), Khánh Hoà (12), Vĩnh Phúc (10), Lâm Đồng (9), Quảng Nam (8 ), Hậu Giang (7), Ninh Thuận (7), Đắk Nông (6), Quảng Ngãi (4), Gia Lai (3), Bạc Liêu (2), Nghệ An (2), Hưng Yên (1), Tuyên Quang (1), Cà Mau (1), Hòa Bình (1), Huế (1) trong đó có 887 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

– Tính đến chiều ngày 26/7, Việt Nam có tổng 106.347 ca mắc, trong đó có 2.201 ca nhập cảnh và 104.146 ca mắc trong nước.

– Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 102.576 ca, trong đó có 18.570 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

– Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Tuyên Quang.

so ca mac tai viet nam

Ảnh minh họa. 

Bộ Y tế hoả tốc đề nghị công nhận xét nghiệm test nhanh COVID-19 với các tài xế chở hàng

Ngày 26/7, Bộ Y tế có công văn hoả tốc yêu cầu các địa phương thực hiện xét nghiệm test nhanh COVID-19 đối với lái xe để hàng hoá lưu thông.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hoả tốc số 5982/BYT-DP gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng test nhanh kháng nguyên COVID-19 với người vận chuyển hàng hoá.

Theo Bộ Y tế, phúc đáp công văn của Bộ Giao thông vận tải về việc xin ý kiến sử dụng test nhanh kháng nguyên COVID-19 và thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo lưu thông hàng hoá.

Bộ Y tế – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục phân bổ test nhanh kháng nguyên đã nhận cho các địa phương để lấy mẫu, xét nghiệm cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá theo hướng dẫn tại công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hoá.

Giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính của lái xe vận chuyển hàng hoá có thể bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Sở Giao thông vận tải các tỉnh phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố và địa phương, chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 cho người điều kiện phương tiện vận chuyển hàng hoá tại các địa phương.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng test nhanh đã phân bổ đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng. Căn cứ tình hình thực tiễn, có thể điều tiết số lượng test nhanh giữa các địa phương, không để thiếu test xét nghiệm ảnh hưởng tới lưu thông hàng hoá.

Bộ Y tế cho biết, trước đó trong công văn 5753, ban hành ngày 19/7 đã quy định rõ trường hợp người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa ở địa phương đang áp Chỉ thị 16 đi sang khu vực các tỉnh khác có mức độ phòng chống dịch thấp hơn thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Giấy chứng nhận âm tính có thể bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Tuy nhiên thực tế những ngày qua, nhiều địa phương thực hiện “máy móc”, không đồng nhất, nơi chấp nhận test nhanh, nơi yêu cầu phải có kết quả RT-PCT gây khó khăn cho các tài xế trong quá trình lưu thông, vận chuyển.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

– Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép, để đảm bảo nhu cầu thuốc phòng chống dịch Covid-19 và thuốc điều trị các bệnh khác, cũng như đảm bảo việc bình ổn giá thuốc và ổn định thị trường thuốc trong nước, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn số 8850/QLD-KD ngày 26/07/2021 về việc đảm bảo cung ứng, bình ổn giá thuốc phòng, chống COVID-19 gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

– Nhằm tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 6006/BYT-TT-KT ngày 26/7/2021 về việc tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Các đơn vị thuộc và trực thuộc của Bộ Y tế; Các đơn vị y tế Bộ ngành.

Bạn cũng có thể thích