3 hình thức góp vốn vào doanh nghiệp

3 hình thức góp vốn vào doanh nghiệp

1. Góp vốn bằng tiền mặt

Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP). Theo đó, cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức thanh toán tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

2. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo Luật Đất đai mới có quyền góp vốn đối với tài sản đó. Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý… Điều kiện và thủ tục góp vốn quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như quyền sử dụng đất

3. Góp vốn bằng công nghệ, bí quyết kỹ thuật

Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của một sản phẩm hay thậm chí là cả một doanh nghiệp. Còn công nghệ nói chung là những phát minh các công cụ để thay thế máy móc kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh nói riêng. Việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật chính là chuyển giao các quyền tài sản khác cho doanh nghiệp, có thể là quyền hưởng dụng, quyền định đoạt các tài sản đó. Ví dụ, cá nhân góp vốn bằng phần mềm quản lý logistics, doanh nghiệp có quyền sử dụng phần mềm này để quản lý vận chuyển hàng hóa và thu lợi từ nó. Quan trọng nhất, việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật phải được định giá theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của tổ chức thẩm định giá và thành viên công ty.

Tóm lại, có nhiều hình thức để góp vốn nhưng vốn phải là tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự hoặc tài sản khác được định giá bằng đồng Việt Nam. Lưu ý, việc góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được xem là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được xem là tài sản.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích