3 báu vật vô giá ai giữ được sẽ một đời hạnh phúc, an lạc

3 báu vật vô giá ai giữ được sẽ một đời hạnh phúc, an lạc

Lão Tử từng cho rằng, có 3 báu vật trong cuộc đời mỗi người mà ai cũng cần giữ lấy cho mình để một đời hạnh phúc, an lạc.

Lão Tử từng răn dạy 3 nguyên tắc làm người cần nghiêm khắc tuân thủ là làm người nhân từ, làm người cần kiệm và không được tránh giành với người khác trong mọi việc.

Nhân từ, tiết kiệm, kiêm nhường không chỉ là nguyên tắc sống mà còn là cách ứng xử tốt đẹp ở đời.

bau vat trong doi Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa. 

Nhân từ

Trong Kinh Phật có viết: “Nhân từ đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, lòng từ bi rộng lớn cứu độ tất cả chúng sinh khỏi đau khổ”.

Một người phải có tấm lòng nhân ái dù là đối với người hay vật. Chỉ có vậy, vận may của con người mới tốt đẹp hơn, nhận được nhiều phúc khí và cuộc sống suôn sẻ hơn.

Người xưa có câu: “Người làm việc thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã rời xa. Người làm việc ác, họa tuy chưa đến, phúc đã rời xa”.

Làm người nhân từ, tuy phúc báo nhất thời chưa đến, nhưng tai họa đã rời xa. Nếu thường làm việc ác, họa hoạn tuy nhất thời chưa xảy ra, nhưng phúc báo đã sớm ra đi rồi.

bau vat trong doi Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa. 

Tiết kiệm

Cổ xưa răn: “Tiếc ăn, tiếc mặc, không phải là tiếc tiền tài, mà là tiếc phúc”.

“Tiếc phúc” ở đây có nghĩa là tiết kiệm. Các bậc hiền nhân đều là những người lấy việc tiết kiệm để tu phúc.

Kinh Dịch có viết: “Người quân tử dùng đức tiết kiệm để vượt qua khó khăn”.

Gia Cát Lượng răn dạy: “Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức”.

Người hiền đức dù vào lúc thái bình, dư  dật vẫn luôn mang trong mình nỗi niềm loạn lạc. Bởi vì họ biết rõ rằng, ngày thường sống tiết kiệm thì lúc khốn cùng có thể dễ dàng vượt qua được. Lúc phú quý mà xa hoa lãng phí, lúc suy bại sẽ phải chết bởi cơ hàn.

Sự xa hoa, lãng phí đủ nhỏ để phá hủy hạnh phúc của một gia đình, nhưng đủ lớn để hủy hoại cả một quốc gia hùng mạnh. Mọi người có trí tuệ lớn đều coi tiết kiệm là nguyên tắc làm người, để nâng cao tính tu dưỡng của bản thân.

Không tranh với người

Lão Tử đã từng nói: “Cái thiện tối cao như nước, nước thiện, làm lợi cho vạn vật mà không tranh, ở nơi mọi người đều không muốn, do đó gần với Đạo”.

Nước lặng lẽ nuôi dưỡng vạn vật, nhưng lại không tranh với vạn vật, ở nơi địa vị thấp mà mọi người đều không muốn, đó là gần với Đạo.

“Không tranh với người” kỳ thực là nói với mọi người cần giống như nước chảy, dù sống ở đâu cũng phải có tâm khiêm tốn.

Sách Thượng Thư có viết: “Tự mãn thì tổn thất, khiêm tốn thì thọ ích, đó là Đạo Trời vĩnh hằng bất biến”.

Người tự cao tự đại sẽ mang tai họa, người khiêm nhường sẽ được lợi, đây là mệnh trời.

Dù là hoàng tử hay tướng quân hay người bình thường, người thông minh thật sự đều khiêm tốn, bởi họ hiểu rằng chỉ có ẩn thân trước mặt, phòng thân thì đường đời mới suôn sẻ, an toàn.

Gốc rễ căn bản làm người, xử thế, chính là làm người nhân từ, biết tiết kiệm, làm người khiêm nhường, không tranh với người. Chỉ có như vậy thì trên đường đời mới thuận buồm xuôi gió tiến lên, mới bảo toàn được phúc lộc cho mình và cho con cháu đời sau.

Những lời răn dạy của cổ nhân cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Nếu ai cũng có được ba báu vật này ắt sẽ người người hạnh phúc.

Bạn cũng có thể thích