28 đại diện tham gia Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting tại Việt Nam

Diễn đàn Mạng lưới Châu Á (ANF) thành lập từ năm 2000. Ban đầu, việc thành lập bởi 5 Tổ chức đánh giá sự phù hợp bao gồm: CQC (Trung Quốc), ETC (Đài Loan, Trung Quốc), JQA (Nhật Bản), KTL (Hàn Quốc) và TÜV SÜD PSB (Singapore) từ năm 2000 và QUATEST 3 (Việt Nam) gia nhập vào năm 2009.

Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting ngày 9/7.

Mục tiêu hoạt động của ANF như sau: Cung cấp dịch vụ chứng nhận thuận tiện và nhanh chóng cho doanh nghiệp; Tăng cường năng lực thông qua chia sẻ kỹ thuật giữa các tổ chức thành viên; Phát triển hệ thống nhằm thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau và mở rộng thị trường chứng nhận; Phản ánh về ý kiến chung từ khu vực châu Á ở trong các cơ quan tư vấn quốc tế như ISO và IEC.

Hoạt động của ANF hàng năm gồm: Tổ chức 2 cuộc họp định kỳ: kỳ họp GA sẽ tổ chức vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 hàng năm và kỳ họp kỹ thuật Adhoc (ANF Ad hoc Technical meeting) sẽ được tổ chức vào khoảng giữa năm trong khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Các kỳ họp này sẽ luân chuyển tổ chức tại các nước của tổ chức thành viên của ANF.

Cuộc họp Đại Hội đồng, General Assembly (GA Meeting) có sự tham gia đầy đủ của tất cả thành viên ANF. Nó được tổ chức ít nhất một lần một năm. Tổ chức thành viên sẽ tổ chức đại hội trên cơ sở luân phiên.

Kỳ họp kỹ thuật (ANF Ad-hoc technical meeting) được tổ chức trên cơ sở luân phiên tại các tổ chức thành viên của ANF. Ad-hoc meeting nhằm thảo luận các vấn đề xoay quanh về xu hướng, quy định và ý tưởng mới trong hoạt động thử nghiệm, chứng nhận.

Hầu hết cuộc họp được tổ chức trực tiếp nhưng tùy theo hoàn cảnh, dịch bệnh… và dựa trên sự đồng thuận các thành viên đã đồng ý. Năm 2023, ANF đã tổ chức cuộc họp trực tuyến qua mạng thay vì họp trực tiếp. Đến đầu tháng 3/2024, ANF quyết định sẽ có cuộc họp kỹ thuật Ad-Hoc trực tiếp. Năm nay ANF đề xuất tổ chức tại Việt Nam do QUATEST 3 chủ trì.

Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting ngày 10/07.

Theo đó, Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting diễn ra tại Việt Nam lần này có sự tham gia của 28 đại diện đến từ các tổ chức thành viên của ANF bao gồm: 7 thành viên từ KTL Hàn Quốc; 5 thành viên từ JQA (Nhật Bản); 2 thành viên từ ETC (Đài Loan) và 14 thành viên từ QUATEST 3 (Việt Nam).

Nội dung tại Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting Agenda tập trung vào thảo luận các nội dung sau: C1 – Committee 1: Policy – JQA: Giải quyết việc thiết lập và cập nhật chính sách, quy tắc cho các hoạt động và tổ chức của ANF; C2 – Committee 2: Promotion & Marketing – QUATEST 3: Hoạt động nhằm quảng bá các hoạt động của ANF tới khách hàng của thành viên, ứng viên thành viên và các cuộc thi khác; C3 – Committee 3: Electrical Safety – KTL: Chia sẻ các quy định và/hoặc thủ tục tiêu chuẩn và/hoặc tiêu chuẩn quốc tế và trong nước cũng như yêu cầu nhằm nâng cao năng lực và năng lực kỹ thuật của các tổ chức thành viên thông qua hợp tác; New Normal Committe: đại diện các tổ chức tham gia nhóm bình thường mới có nhiệm vụ tìm ra hướng đi cho hoạt động kinh doanh mới. Các tổ chức thành viên có thể đề xuất ý tưởng kinh doanh mới và chúng có thể được các ban kỹ thuật chuyển giao và phát triển.

 
Thông qua các chủ đề trên, các thành viên ANF muốn đưa ra giải pháp phát triển nâng cao năng lực, tạo sự đồng thuận trong lĩnh vực chứng nhận sự phù hợp giữa các quốc gia là thành viên ANF. Nhìn chung, Chương trình 2024 ANF Ad-hoc meeting Agenda do QUATEST 3 đã diễn ra trong không khí thảo luận tích cực, chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích.

PV

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích