15 loại trái cây có lượng đường tự nhiên cao nhất và thấp nhất

15 loại trái cây có lượng đường tự nhiên cao nhất và thấp nhất

Trái cây chứa đường tự nhiên, chủ yếu là đường fructose. Những loại đường tự nhiên này đi kèm với chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tầm quan trọng của đường tự nhiên

Đường tự nhiên có trong trái cây rất quan trọng cho một chế độ ăn uống cân bằng, góp phần cung cấp nguồn năng lượng lành mạnh. Không giống như đường tinh luyện, đường trái cây có chứa các chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Những loại đường này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng cường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Do đó trái cây chính là món ngọt tự nhiên, bổ dưỡng.

Không phải tất cả các loại trái cây đều có hàm lượng đường như nhau. Sau đây là danh sách 15 loại trái cây có lượng đường cao nhất và thấp nhất.

15 loại trái cây có lượng đường cao nhất và thấp nhất - Ảnh 1.

Đường tự nhiên có trong trái cây rất quan trọng cho một chế độ ăn uống cân bằng

Danh sách trái cây có hàm lượng đường cao

Xoài

Xoài là loại trái cây nhiệt đới với vị ngọt, thịt mọng nước. Về mặt dinh dưỡng, xoài rất giàu vitamin C, vitamin A và folate có ích trong việc hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe làn da. Một cốc xoài thái lát chứa khoảng 23 gam đường, 100% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày và 35% vitamin A.

Tuy nhiên, do hàm lượng đường cao nên tốt nhất bạn nên sử dụng chúng ở mức độ vừa phải, đặc biệt đối với những người đang theo dõi lượng đường nạp vào.

Nho

Nho, đặc biệt là các loại nho màu đỏ và tím, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Một cốc nho chứa khoảng 23 gram đường.

Những loại trái cây nhỏ này cũng là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin C và một số vitamin B.

Nho hỗ trợ sức khỏe tim mạch và có đặc tính chống viêm, nhưng hàm lượng đường cao, vì thế bạn chỉ nên ăn chúng ở mức độ vừa phải.

Cherry

Cherry là một loại trái cây khác có hàm lượng đường tự nhiên cao, khoảng 18 gam mỗi cốc. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin, giúp giảm viêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Quả Cherry cũng cung cấp vitamin A và C, kali và chất xơ, góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chuối

Chuối là một món ăn nhẹ tiện lợi và bổ dưỡng, chứa khoảng 14 gam đường trong một quả cỡ trung bình. Chúng là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và vitamin C dồi dào.

15 loại trái cây có lượng đường cao nhất và thấp nhất - Ảnh 2.

Chuối là một món ăn nhẹ tiện lợi và bổ dưỡng, chứa khoảng 14 gam đường trong một quả cỡ trung bình

Chuối cũng cung cấp một lượng chất xơ tốt, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Chuối chứa tryptophan, một loại axit amin được cơ thể chuyển hóa thành serotonin, chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và giảm căng thẳng. Vitamin này giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.

Dứa

Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng đường khoảng 16 gam mỗi cốc. Chúng rất giàu vitamin C, mangan và bromelain, một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Dứa có tác dụng giải khát và dưỡng ẩm nhưng nên thưởng thức ở mức độ vừa phải do lượng đường của chúng.

Lê chứa khoảng 17 gam đường trên mỗi quả cỡ trung bình. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và kali tuyệt vời. Lê được biết đến với khả năng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Những ai đang theo dõi lượng đường của mình chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

Dưa hấu

Dưa hấu có tác dụng giải khát và dưỡng ẩm nhờ hàm lượng nước cao nhưng cũng có hàm lượng đường đáng kể. Nó có khoảng 9,4 gram đường mỗi cốc.

Quả sung

Quả sung là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Loại quả này cũng chứa lượng đường cao tự nhiên, chủ yếu ở dạng fructose và glucose, do đó đối với những người đang theo dõi lượng đường ăn vào hoặc kiểm soát các tình trạng như bệnh tiểu đường thì hạn chế ăn loại quả này.

Ngoài ra trong quả sung có chứa chất xơ, kali và các vitamin như vitamin K và vitamin B.

Các loại trái cây ít đường

Bơ là loại trái cây có lượng đường thấp, chỉ dưới 1 gam mỗi quả bơ. Đường trong bơ chủ yếu là đường tự nhiên như glucose và fructose, với một chút sucrose. Chúng có nhiều chất béo lành mạnh, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Bơ cũng rất giàu chất xơ, kali, vitamin E và folate. Do đó loại quả này trở thành nguồn bổ sung giàu chất dinh dưỡng cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

Dâu tây

Dâu tây là loại trái cây ít đường, mỗi cốc chứa khoảng 7 gam đường. Chúng chứa nhiều vitamin C, mangan, folate và nhiều chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính.

15 loại trái cây có lượng đường cao nhất và thấp nhất - Ảnh 3.

Mâm xôi đen

Quả mâm xôi là một loại trái cây ít đường, với khoảng 7 gam đường mỗi cốc. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, K và mangan dồi dào. Quả mâm xôi cũng rất giàu anthocyanin, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

Quả mâm xôi đỏ

Quả mâm xôi đỏ có hàm lượng đường khoảng 5 gram mỗi cốc. Chúng có nhiều chất xơ, vitamin C và K và mangan. Quả mâm xôi đỏ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm quercetin và axit ellagic, có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Lượng đường thấp và hàm lượng chất dinh dưỡng cao khiến chúng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Kiwi

Quả kiwi chứa khoảng 6 gam đường trên mỗi quả cỡ trung bình. Chúng rất giàu vitamin C, vitamin K, vitamin E và kali. Kiwi cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

15 loại trái cây có lượng đường cao nhất và thấp nhất - Ảnh 4.

Quả nam việt quất

Quả nam việt quất tươi có lượng đường thấp, chỉ 4 gram mỗi cốc. Chúng được biết đến với hàm lượng vitamin C và chất xơ cao, cũng như các chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm proanthocyanidin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đu đủ

Đu đủ chứa khoảng 8 gam đường trên mỗi khẩu phần 100 gam, tương đối vừa phải so với nhiều loại trái cây khác. Hàm lượng đường tự nhiên này đi kèm với rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Do đó đu đủ trở thành lựa chọn bổ dưỡng cho hầu hết các chế độ ăn kiêng. Đường trong đu đủ chủ yếu là fructose, được chuyển hóa chậm hơn glucose, giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích