10 câu nói của ông bà dễ làm trẻ tổn thương
10 câu nói của ông bà dễ làm trẻ tổn thương
Ông bà có thể nghĩ rằng bằng cách nói này, họ đang khuyến khích cháu mình nhưng sự thật lời nói của họ có thể có tác dụng ngược lại.
Nín đi, cháu không còn là đứa trẻ
Ông bà bảo cháu gái kìm nén việc giải tỏa cảm xúc là điều không tốt cho sức khỏe. Chắc chắn, sẽ rất khó chịu nếu trẻ khóc liên tục, nhưng có những cách khác để giúp cháu giải quyết cảm xúc của mình.
Ví dụ, ông bà gợi ý cháu chỉa sẻ cảm xúc bằng câu hỏi: “Con/cháu đang buồn về chuyện gì?”.
Cháu béo quá hoặc Cháu gầy thế
Đôi lúc, ông bà có thể đặt cho cháu những biệt danh như “má phúng phính” vì yêu quý hoặc nhận xét về cân nặng của cháu. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến cách đứa trẻ nhìn nhận bản thân và tạo ra hình ảnh tiêu cực.
Ảnh minh họa.
Chị của cháu làm được, tại sao cháu không thể?
So sánh những đứa trẻ chỉ làm giảm lòng tự trọng của chúng. Trẻ nên được công nhận tài năng của mình. Việc so sánh chúng với những đứa trẻ khác không chỉ khiến chúng cảm thấy thấp kém hơn mà còn có thể bực bội với ông bà và những đứa trẻ mà chúng bị đem ra so sánh.
Cháu sẽ không bao giờ làm điều đó
Bằng cách sử dụng từ “không bao giờ”, ông bà đã gây áp lực buộc các cháu không được làm một số việc nhất định bao giờ. Đó có thể là những bí mật mà họ được cho là không bao giờ được nhắc lại với người khác.
Tệ hơn nữa, nếu “không bao giờ” được sử dụng khi tức giận, như trong “Đừng bao giờ ló mặt ra đây nữa!”. Từ này có thể mang lại cho trẻ sự căng thẳng không cần thiết.
Cháu không hiểu được đâu
Việc nói trẻ còn quá nhỏ hoặc không thể hiểu được sẽ khiến chúng cảm thấy bị bỏ rơi. Thậm chí, chúng có thể tin mình không đủ thông minh hoặc không đủ quan trọng để yêu cầu được giải thích. Mặc dù việc trả lời từng câu hỏi nhỏ của trẻ có thể khá mệt, nhưng tốt hơn hết ông bà nên cố gắng giải thích hoặc hướng trẻ trò chuyện với cha mẹ, thay vì bỏ qua chúng hoàn toàn.
Ảnh minh họa.
Cháu đang mặc gì vậy, đồ này không hợp với cháu
Đôi khi những gì trẻ mặc có thể gây sốc cho ông bà, nhưng đừng bình luận đứa trẻ trông xấu hoặc trông không đẹp khi mặc những bộ đồ đó. Nếu ông bà lo lắng cháu có thể bị ảnh hưởng vì điều đó, ông bà có thể nói chuyện theo cách khác để không khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân.
Cậu bạn đó kéo tóc cháu vì thích cháu
Điều này cho thấy họ chấp nhận sự lạm dụng như một dấu hiệu của tình cảm.
Câu nói này truyền tải thông điệp tới trẻ rằng lạm dụng là điều tự nhiên và những đứa trẻ sẽ lớn lên với suy nghĩ những người làm tổn thương chúng tức là yêu chúng. Ông bà nên giải thích những đứa trẻ khác có thể thích cháu nhưng chúng đang thể hiện sai cách.
Cháu quá nhạy cảm
Việc dán nhãn trẻ có thể khiến trẻ cảm thấy kinh khủng về bản thân. Bé có thể thấy hồi hộp và lo lắng vì luôn mong mình phải hoàn hảo. Trẻ em có thể mắc lỗi mà không phải nhận về những lời nhận xét vô nghĩa.
Cha mẹ cháu thật tệ
Có thể việc nói xấu cha mẹ xảy ra một cách tình cờ trong những khoảnh khắc tức giận, hoặc được nói như một sự so sánh đơn thuần nhưng sẽ ảnh hưởng đến cháu nhiều hơn ông bà nghĩ. Trẻ em có thể tin cha mẹ chúng là những người xấu. Khi những đứa trẻ bắt đầu mất đi sự tôn trọng đối với cha mẹ mình, mối quan hệ gia đình sẽ bị ảnh hưởng và cuối cùng, trẻ sẽ là những người bị tổn thương.
Nếu cháu không thể nói bất cứ điều gì tốt đẹp, đừng nói gì cả
Bằng cách dạy những đứa trẻ im lặng và giữ ý kiến của mình cho riêng mình, những đứa trẻ sẽ lớn lên không nói những gì chúng nghĩ và những gì chúng cảm thấy. Thay vào đó, ông bà nên hỏi, “Làm thế nào bạn có thể nói điều đó khác nhau?” khi họ nghĩ rằng bọn trẻ sắp nói điều gì đó có ý nghĩa.