Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030

Kinh nghiệm lập định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030

MTĐT –  Thứ sáu, 09/12/2022 15:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050…

tm-img-alt

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Nghị định số 80/2014/ NĐ-CP ngày 08/6/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

2. Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

3. Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

4. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC TỈNH CÀ MAU

– Tỉnh Cà Mau có diện tích khoảng 5.294,87 km2, bằng 32,72% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL, bằng 13,13% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước;

– Tính đến năm 2021 tỉnh Cà Mau có:

+ 21 đô thị (gồm 01 đô thị loại II, 02 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V) với tổng diện tích đất đô thị khoảng 103.722 ha; + 01 khu kinh tế (Năm Căn), 03 khu công nghiệp (Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc) đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 11.509 ha.

+ Hệ thống thoát nước đô thị khoảng 273,2km; thoát nước khu kinh tế, khu công nghiệp khoảng 38,5km.

III. TỔ CHỨC LẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC

1. Sở Xây dựng tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương – dự toán lập Định hướng thoát nước.

2. Thông tin, số liệu cần thu thập:

– Niên giám thống kê và Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 5 năm;

– Báo cáo danh mục hiện trạng (chiều dài, khẩu độ, năm đầu tư…) của hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp do UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư các khu đô thị mới, Ban QL KKT/KCN cung cấp; báo cáo hiện trạng các điểm ngập úng đô thị, khu công nghiệp; số liệu về nước thải sinh hoạt đô thị, y tế, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề;

– Các đồ án chuyên ngành thoát nước, san nền trong Quy hoạch chung các đô thị và khu công nghiệp;

2. Tổng hợp thông tin, số liệu phục vụ công tác xây dựng định hướng: Nội dung này thường tốn nhiều thời gian nên Sở Xây dựng chủ động liên hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để được cung cấp các tài liệu, báo cáo như đã nêu ở mục III.1 nêu trên, đồng thời cử cán bộ khảo sát thực địa để đánh giá lại lần nữa các số liệu báo cáo, đảm bảo sát với hiện trạng thực tế.

3. Sau khi các thông tin, số liệu đã được thu thập, biên tập lại hoàn chỉnh, Sở Xây dựng tổ chức lập thuyết minh Định hướng, thuyết minh phải đảm bảo các nội dung sau:

– Lý do và sự cần thiết lập Định hướng;

– Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước (nước mưa, nước thải) đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

– Đánh giá được những những khó khăn, thách thức và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng đối với sự phát triển hệ thống thoát nước của địa phương;

– Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể (đến năm 2025, đến năm 2030 phải đạt được các chỉ tiêu (%) về thu gom, xử lý nước thải, thoát nước mưa và chống ngập úng: Nội dung này cần căn cứ vào các chỉ tiêu quy định tại Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và hiện trạng hạ tầng thoát nước, khả năng nguồn vế nguồn vốn của địa phương để đề xuất cho phù hợp.

– Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu của Định hướng: Đề xuất các nhóm giải pháp về công nghệ – kỹ thuật; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tài chính; giải pháp về thông tin và truyền thông.

– Đối với nhóm giải pháp về công nghệ – kỹ thuật:

+ Cần đưa ra các giải pháp cụ thể về lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước, lựa chọn công nghệ, hình xử lý nước thải phù hợp với điều kiện của từng địa phương (tập trung, phân tán), khuyến khích giải pháp công trình chứa, điều tiết nước mưa và sử dụng các loại hình công trình tăng khả năng thấm ở những khu vực có thể thấm tại chỗ.

+ Phân chia lưu vực thoát nước trong phạm vi đô thị, khu công nghiệp và của toàn tỉnh.

+ Xây dựng kết hợp các phương thức quản lý hiệu quả BMPs; giải pháp, mô hình thoát nước bền vững SuDS … triển khai thí điểm trong giai đoạn hiện nay đến năm 2030. – Phân công thực hiện cho các sở, ban ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; đơn vị cung cấp dịch vụ thoát nước… trong việc tổ chức thực hiện Định hướng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

– Kế hoạch hành động – tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn (2025, 2030): Nội dung này phải xác định được kế hoạch hành động chung (cơ chế, chính sách) và kế hoạch hành động riêng của chính quyền các đô thị (đặc biệt với các đô thị đông lực của tỉnh), các khu công nghiệp, trong đó xác định rõ các dự án trọng điểm về thoát nước, các khu xử lý nước thải tập trung, phi tập trung cần được đầu tư hoàn chỉnh theo kế hoạch và nguồn vốn thực hiện.

tm-img-alt
Sơ đồ phân vùng thoát nước tỉnh Cà Mau

IV. KẾT QUẢ LẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC CỦA TỈNH CÀ MAU

– Được sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác, phát triển Đức (GIZ), Sở Xây dựng đã tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt “Định hướng phát triển thoát nước, chống ngập úng đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” tại Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 09/12/2019.

– Tiến độ lập Định hướng có chậm so với kế hoạch thực hiện Chương trình FPP đo điều kiện thu thập, đánh giá số liệu gặp nhiều khó khăn, cán bộ phụ trách phải thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ khác của đơn vị… Do đó, đề nghị các địa phương lưu ý những hạn chế này của Sở Xây dựng Cà Mau để tổ chức tốt hơn công tác lập Định hướng trong thời gian tới.

tm-img-alt
tm-img-alt

Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích