Hải Phòng: Ứng cử viên sáng giá cho “TP.HCM thứ 2” của thị trường địa ốc

Hải Phòng: Ứng cử viên sáng giá cho “TP.HCM thứ 2” của thị trường địa ốc
Các chuyên gia BĐS đồng quan điểm khi cho rằng, Hải Phòng đang là tâm điểm BĐS miền Bắc và đang hướng đến là “TP. HCM thứ 2” của thị trường địa ốc.
Thị trường BĐS dịch chuyển, tâm điểm mới đang hiện rõ ở Hải Phòng
Chia sẻ tại Toạ đàm: “Hải Phòng – Tâm điểm bất
động sản miền Bắc: Kịch bản ‘TP.HCM thứ 2’ của thị trường địa ốc” do Tạp
chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản
Việt Nam tổ chức vào tối 12/7,
Nhà
báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên
tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam dẫn kết quả
khảo
sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, Hải Phòng hiện đang hội
tụ đầy đủ những yếu tố có thể tạo nên một “thập kỷ vàng”. Trước tiên là hạ tầng
giao thông liên vùng phát triển vượt trội, với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cao
tốc ven biển, cầu Hoàng Gia, sân bay Cát Bi được mở rộng và hệ thống 52 bến
cảng biển hiện đại, nổi bật là Cảng nước sâu Lạch Huyện – một mắt xích chiến
lược trong chuỗi logistics quốc gia và quốc tế. Địa phương còn định hình nhiều
không gian đô thị mới quy mô lớn như Vũ Yên, Dương Kinh, Kiến Thụy, phát triển
theo mô hình đại đô thị sinh thái, đa chức năng và hiện đại.

Bên cạnh đó, Hải Phòng
thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thành phố hiện có hơn 1.000 dự án FDI từ 40 quốc gia, tổng vốn lũy kế gần 34 tỷ
USD. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, khu kinh tế ở mức cao, tạo nhu cầu lớn
về nhà ở và dịch vụ cao cấp. Đồng thời, các chính sách mở rộng địa giới hành
chính, sáp nhập địa phương cũng sẽ giúp thành phố mở rộng quy mô, tăng sức cạnh
tranh và đẩy nhanh quá trình phát triển không gian đô thị mới.
“Điều quan trọng nhất là Hải Phòng vẫn đang ở giai đoạn đầu
của chu kỳ phát triển. Cơ hội là rất lớn, nhưng sẽ không kéo dài mãi”, Nhà báo Phạm Nguyễn Toan
nhấn mạnh.

Đồng tình với nhận định
này, PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ
tướng Chính phủ cho rằng, Hải Phòng đang là cực tăng trưởng mới của thị trường
bất động sản phía Bắc. Nhất là giờ đây, Hải Dương sáp nhập vào Hải Phòng sẽ mở
ra không gian phát triển lớn hơn, tạo thêm nhiều dư địa cho địa phương này thực
sự bứt phá.
Theo ông, với mức tăng
trưởng GDP trung bình 9% trong vòng 5 năm qua, Hải Dương sẽ mang lại nguồn lực
đáng kể cho Hải Phòng khi sáp nhập. Khi đó, “Hải Phòng mới” sẽ sở hữu quy mô
dân số lớn hơn, diện tích rộng hơn và tổng GDP sẽ có thể vươn từ vị trí thứ 5
lên thứ 3 cả nước. Từ đó, địa phương này sẽ không chỉ lớn về lượng mà còn phát
triển về chất.
Điều đáng chú ý nhất là
sự thay đổi về dòng dịch chuyển dân cư. “Nếu
trước đây người dân Hải Phòng thường ra ngoài tìm nơi sinh sống thì giờ đây,
dòng người đang quay trở lại. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của chuyên gia quốc
tế, giới tri thức và cư dân có thu nhập cao đang góp phần hình thành một đô thị
hiện đại, đẳng cấp, sẵn sàng cho những cú bứt phá về bất động sản tại đây”, PGS.TS
Trần Đình Thiên nhìn nhận.

Với góc nhìn của một nhà
nghiên cứu đồng thời là nhà đầu tư, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh
tế Việt Nam và Thế giới cũng đánh giá, Hải Phòng đang sở hữu nhiều yếu tố
“nhất” nổi bật, tạo nên sức hút mạnh mẽ trên thị trường bất động sản phía Bắc.
Theo đó, Hải Phòng hiện
là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất cả nước. Điều này được thể hiện
rõ qua kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) mới đây, khi thành phố
vươn lên dẫn đầu toàn quốc.
Tiếp đó, kết quả thu hút
vốn FDI của Hải Phòng trong thời gian qua luôn duy trì ở mức cao. Cuối cùng, vị
trí địa kinh tế và địa chính trị của Hải Phòng cũng được đánh giá cao khi thành
phố sở hữu cảng nhập khẩu lớn nhất Việt Nam.
“Việc sáp nhập với Hải Dương sẽ càng gia tăng hiệu ứng liên
kết vùng và kết tụ kinh doanh, tạo đà cho một cực tăng trưởng mạnh mẽ và bền
vững trong tương lai”, TS. Lê Xuân Sang nói thêm.

Đánh giá tiềm năng đầu tư vào Hải
Phòng, TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền
tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh
cho rằng, có 4 yếu tố then chốt của một thị trường khiến nhà đầu tư lựa chọn.
Thứ nhất, chính là sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Sau năm 2015,
chính quyền Hải Phòng đã thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự quyết liệt. Chính
nhờ sự vào cuộc đồng bộ và mạnh mẽ này mà thành phố đã đạt được nhiều chỉ số
tăng trưởng ấn tượng, tạo niềm tin lớn cho nhà đầu tư.
Thứ hai là hạ tầng, Hải Phòng hiện
không chỉ là trung tâm logistics của miền Bắc, mà còn vươn lên trở thành mắt
xích kết nối khu vực và quốc tế. Đặc biệt, nếu tuyến đường sắt phía Bắc nối
liền với Trung Quốc được phát triển kết hợp cùng lịch sử truyền thống của địa
phương này, thì Hải Phòng hoàn toàn có tiềm năng trở thành trung tâm thương mại
tự do quy mô lớn, nhất là ở khu vực phía Nam thành phố.
Thứ ba là sự quan tâm của các tập
đoàn lớn. Khi các ông lớn trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, bất động sản… đã
lựa chọn Hải Phòng, điều đó đồng nghĩa họ đã nghiên cứu rất kỹ về triển vọng
phát triển và nhu cầu thực tiễn của địa phương này.
Thứ tư là tiềm năng phát triển kinh
tế – xã hội, với điểm nhấn là khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con
số trong nhiều năm liên tiếp, điều mà không phải địa phương nào cũng làm được.
Chính sự sôi động ấy đang mở ra không gian phát triển đa năng cho Hải Phòng,
vừa là trung tâm công nghiệp, logistics, vừa là điểm đến du lịch nghỉ dưỡng.
“Hải Phòng đang dần trở thành một biểu tượng mới, là thành phố đáng đến,
tiến gần hơn tới hình hài của một thành phố đáng sống, hội tụ nền tảng giao
lưu, học hỏi, phát triển toàn diện”, TS. Võ Trí Thành khẳng định.
“TP.HCM thứ 2” của thị trường địa ốc phía Bắc
Sở hữu nhiều lợi thế vượt
trội từ hạ tầng, vị trí địa kinh tế, quy hoạch phát triển đến dư địa tăng
trưởng, các chuyên gia tại Tọa đàm đều cho rằng, Hải Phòng đang nổi lên
như ứng cử viên sáng giá cho vị trí “TP.HCM thứ 2” của thị trường bất động sản
phía Bắc.
TS.KTS Trương Văn Quảng,
Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cũng cho rằng, nếu
so sánh với TP.HCM ở giai đoạn 2010, thì Hải Phòng hiện nay có nhiều yếu tố
tương tự, thậm chí hấp dẫn hơn, triển vọng khởi sắc của các dự án bất động sản
cũng tốt hơn. Bên cạnh đó, giai đoạn này, dư địa tăng giá của Hải Phòng cũng
được đánh giá tốt hơn TP.HCM khi đó. Chính vì vậy, có thể kỳ vọng Hải Phòng trở
thành “TP.HCM thứ 2”.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ
tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của Hải Phòng và hoàn toàn
đồng tình với cách đặt vấn đề khi so sánh Hải Phòng với TP.HCM. Theo ông, Hải
Phòng hiện đang trong giai đoạn đầu của một chu kỳ sôi động, tương tự như
TP.HCM cách đây nhiều năm. Dự báo trong khoảng 2 – 3 năm tới, bất động sản Hải
Phòng sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ, với giá trị tài sản biến động theo
chiều hướng tăng rõ rệt, giống như những gì từng diễn ra ở TP.HCM trong giai
đoạn hưng thịnh.
Ông Đính dẫn chứng: “Từ năm 2021 đến nay, thị trường bất động
sản Hải Phòng tăng trưởng rất mạnh mẽ. Nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào đây đều
bất ngờ vì sức hấp thụ tốt hơn kỳ vọng. Ngay cả trong giai đoạn thị trường có
dấu hiệu chững lại, các sản phẩm bất động sản tại Hải Phòng khi đưa ra thị
trường vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ trên 65%. Đặc biệt, không chỉ người dân địa
phương mà cả nhà đầu tư từ các tỉnh phía Bắc cũng tích cực tham gia”.
So sánh với các địa
phương lân cận như Quảng Ninh hay Hà Nội, ông Đính cho rằng giá bất động sản
tại Hải Phòng vẫn còn rất tốt, đồng thời dư địa tăng trưởng còn lớn, tạo ra
nhiều cơ hội cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
“Sau một thời gian chạy rốt-đa, hiện tại chính là thời điểm
để Hải Phòng tăng tốc bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Nếu không kịp thời
chớp cơ hội, chúng ta sẽ rất dễ bị bỏ lỡ”, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu
ý rằng những lợi thế này chủ yếu tập trung ở các khu vực mới nổi và đang phát
triển mạnh. Trong khi đó, tại khu vực trung tâm, quỹ đất gần như đã cạn kiệt,
nhu cầu bão hòa, dẫn đến dư địa tăng trưởng không còn nhiều. Vì vậy, nhà đầu tư
cần lựa chọn đúng khu vực và quan trọng không kém là chọn được chủ đầu tư uy
tín, có thể được kiểm chứng qua những dự án đã triển khai thành công trong quá
khứ, đặc biệt là các đại dự án. Chỉ khi đó, kỳ vọng đầu tư mới có thể trở thành
hiện thực.
Nói rõ hơn về
những khu vực sở hữu nhiều tiềm năng, có dư địa phát triển mạnh, TS. Nguyễn Văn
Đính cho biết, Vũ Yên và Dương Kinh đang là hai cái tên nổi bật.
Theo TS.
Nguyễn Văn Đính, với việc sở hữu nhiều dự án bất động sản được đầu tư hạ tầng
đồng bộ, quy hoạch bài bản và chất lượng, Vũ Yên và Dương Kinh sẽ là hai địa
phương có nhiều dư địa tăng giá. Ông dự báo, từ giờ đến cuối năm và những năm
tới, hai địa phương này sẽ là toạ độ đầu tư đầy triển vọng của bất động sản Hải
Phòng.
Phân tích tâm điểm đầu tư
tại vùng đất cảng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn
Doanh cũng cho rằng, nhà đầu tư nên lựa chọn những khu vực đồng bộ tiện ích và
quy hoạch nhằm tạo biên độ tăng giá tốt hơn so với những khu phát triển tự
phát. Trong đó, Vũ Yên hay Dương Kinh đều là các khu vực có quy hoạch tốt, bài
bản. Theo ông, nếu nhà
đầu tư tìm kiếm đô thị trung tâm có vai trò về kinh tế – du lịch thì nên chọn
Vũ Yên, còn nếu ưu tiên đô thị giao thương cửa ngõ thì Dương Kinh là lựa chọn
phù hợp.
Ở góc nhìn quy hoạch, TS.KTS Trương Văn Quảng nhận định, khu vực Thủy Nguyên gắn với
Dương Kinh, bên kia sông Cấm đang có tiềm năng phát triển tương đương với Phố
Đông của Thượng Hải (Trung Quốc).
Vũ Yên và Dương Kinh thời
gian gần đây đã thu hút một số doanh nghiệp bất động sản tầm cỡ về phát triển
dự án. Nổi bật như Vinhomes với dự án Vinhomes Royal Island tại Vũ Yên và Vinhomes
Golden City tại Dương Kinh.

Tại Vũ Yên, Vinhomes Royal Island
được định vị là trung tâm mới của Hải Phòng, tọa lạc tại vị trí chiến lược hội
tụ đầy đủ ba loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Khu vực này được kết nối trực tiếp với trung tâm hành chính cũ của thành phố và
các địa phương lân cận như Quảng Ninh thông qua hệ thống 5 cây cầu lớn. Trong
đó, cầu Hoàng Gia – một trong những tuyến kết nối trọng điểm – dự kiến sẽ chính
thức thông xe vào ngày 15/7 tới. Khi đó, thời gian di chuyển từ trung tâm TP.
Hải Phòng đến dự án Vũ Yên chỉ còn khoảng 5 phút.
Với vị thế trung tâm mới, Vũ Yên được
kỳ vọng trở thành hạt nhân kinh tế, chính trị và xã hội của Hải Phòng. Đặc
biệt, trong bối cảnh sáp nhập Hải Phòng và Hải Dương, khu vực Thủy Nguyên – Vũ
Yên sẽ đóng vai trò là “vùng đệm” chiến lược, kết nối hai địa phương. Đây được
xem là phần quan trọng trong bức tranh phát triển đô thị đa trung tâm của thành
phố Hải Phòng trong tương lai.

Trong khi đó, Dương Kinh giữ vai trò
là cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố, với vị trí chiến lược trên trục liên
kết kinh tế liên vùng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Khu vực này còn là điểm
kết nối quan trọng với các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng và các trục đường hướng tới các khu công nghiệp, công nghệ cao như Nam
Tràng Cát. Nhờ lợi thế này, dự án Vinhomes Golden City tại Dương Kinh chỉ mất
khoảng 60 phút di chuyển từ trung tâm Hà Nội.
Theo giới chuyên gia, cả
hai dự án tại Vũ Yên và Dương Kinh đều đang hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời –
địa lợi – nhân hòa”, trở thành những tọa độ đầu tư sáng giá mà các nhà đầu tư
thông minh nên cân nhắc “đi trước đón đầu”.